Vai trò của Magie đối với cây trồng

Magiê – vai trò và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Mgiê tham gia vào quá trình quang hợp và cả quá trình hô hấp của cây. Cả hai quá trình này là cốt lõi cho hoạt động sống của cây

Biểu hiện thiếu một số nguyên tố vi lượng trên lá cây

Dù được viết là magiê hay ma nhê thì đều có ký hiệu là Mg. Từ lâu người ta đã xếp Mg vào nhóm chất dinh dưỡng trung lượng, cùng với Ca và S. Ngày nay, người ta cũng xếp thêm Silic (Si) vào nhóm này. Xếp như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Vì về số lượng, cây cần so với N, P và Kali thì lượng Mg có ít hơn. Trong vỏ quả đất có chứa khoảng 2,1% chất Mg. Như vậy, cây có thể sử dụng Mg từ trong đất cho hoạt động sống của nó. Tuy nhiên, do tác động của con người, ngày càng áp dụng các biện pháp thâm canh và do đặc điểm phong hóa rất khác nhau, mà hàm lượng Mg trong lớp đất mặt bị thay đổi rất lớn. Vì vậy, có nhiều vùng, sau nhiều năm trồng trọt, đất trở nên thiếu Mg rất nghiêm trọng. Vai trò của Mg trong cây ra sao? Các nhà dinh dưỡng khoáng, khi khám phá cấu tạo chất diệp lục thấy chất Mg được sắp xếp vào trung tâm của phân tử diệp lục.Trong lúc đó, diệp lục lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quang hợp để sản sinh ra các hợp chất hữu cơ. Chính các hợp chất này xây dựng nên cơ thể của cây trồng. Chỉ cần nói đến điều đó thì ta đã biết được vai trò của Mg trong cây quan trọng như thế nào. Như vậy là Mg tham gia vào quá trình quang hợp và cả quá trình hô hấp của cây. Cả hai quá trình này là cốt lõi cho hoạt động sống của cây.

Lá cây thiếu Magie

 

 

 

 

 

 

 

Mg cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzyme rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần với những cây ngắn ngày như ngô , lúa, đậu, khoai tây, cũng như những cây dài ngày khác . Mg sẽ làm tăng hoàn lượng tinh bột trong sản phẩm . Mg nằm cả trong cấu tạo của tế bào và cả chứa hàm lượng Mg phù hợp thì nhựa (mủ) cây sẽ không bị đặc lại hay quá lỏng, điều chỉnh hàm lượng chất khô của nhựa cây thích hợp nên cũng tham gia vào chức năng chống chịu của cây. Trong cây cao su, khi hàm lượng Mg thích hợp sẽ không làm cho mủ cao su đặc lại, khó chảy và cũng không làm cho mủ cao su qúa lỏng, quá dễ chảy, và khiến hàm lượng chất khô của mủ (độ mủ) giảm xuống. Nhờ hiểu rõ và nắm chắc về Mg như vậy, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã SX loại phân NPK+TE có chứa 0,5% Mg dùng cho cao su kinh doanh, bón cho cây thời kỳ khai thác mủ đạt hiệu quả rất cao. Những năm mủ cao su cao giá, loại phân này được nông dân rất ưa chuộng.

Triệu chứng cây thiếu Magie

Khi bất cứ cây trồng nào thiếu Mg cũng đều bị làm chậm quá trình ra hoa, cây cũng thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng; xuất hiện các mô bị hoại tử, thường xảy ra từ các lá phía dưới, chuyển sang lá trưởng thành rồi lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, nên cây có thể dùng lại Mg từ các lá già để chuyển lên lá non và hoa quả. Điều gì cản trở cây hút Mg? Khi môi trường đất quá chua, hàm lượng Mg trao đổi giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hút Mg của cây. Khi đất chua thì nhôm di động (Al++) sẽ cao, cũng cản trở rất lớn đến hút Mg để tạo chất khô cho cây. Ví dụ, cây ngô trồng trong môi trường đất chua, pH 4, có bổ sung 0,1 milimol nhôm, sau 23 ngày thân cây chỉ hút được 0,12% Mg, còn ở pH 6, thì cây hút đươc 0,28% Mg vào trong thân cây. Cũng chiều hướng như vậy, nhưng ở trong rễ thì ảnh hưởng này còn lớn hơn rất nhiều: Sau 23 ngày, trong rễ cây chỉ hút được 0,08% Mg ở pH 4, còn ở môi trường pH 6 và không có bổ sung 0,1 milimol nhôm thì rễ ngô hút được 0,47% Mg. Như vậy, khi cây ngô trồng trong điều kiện đất chua nhiều thì sẽ rất ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Vì ngay cả phun phân bón lá có chứa Mg thì cây cũng hút được rất ít so với không phun Mg. Còn trong đất lúa thì sao? Tại Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 6 nhóm đất có hàm lượng Mg trao đổi từ 15,5 ppm (pH 5,5), đến 51,4 ppm (pH5,6). Thí nghiệm bón bổ sung 18,75 kg Mg/ha cho lúa. Kết quả chỉ có 2 loại đất có hàm lượng Mg trao đổi là 15,5 và 23,0 ppm có năng suất lúa tăng được 16,5-17,4%. Như vậy có thể kết luận đất có hàm lượng Mg trao đổi trên 23 ppm là cao, nên bón thêm Mg không có hiệu lực, thậm chí Mg trao đổi trong đất quá cao (51,4 ppm) làm giảm năng suất lúa. Các tác giả đã xếp hạng, nếu hàm lượng Mg trao đổi trong đất dưới mức 6 ppm là thấp, 6,26 ppm là trung bình và trên mức 6 – 7 ppm là cao.